Bố mẹ đã biết 16 kỹ năng sống nên trang bị cho bé chưa?
Bố mẹ đã bao giờ tự hỏi làm sao để rèn tính độc lập cho bé? Bé có thể tự chăm sóc bản thân được không? Bố mẹ nghĩ con đã được trang bị đầy đủ các kỹ năng sống thiết yếu để đối mặt với thế giới hay chưa? Giáo dục kỹ năng sống cho bé đơn giản là không thể dừng lại với kiến thức ở trường. Bé cần được dạy ở nhà thông qua kinh nghiệm của bố mẹ, các hoạt động vui chơi, đào tạo bên ngoài trường lớp.
Tiến sĩ Amarita Basu Misra, chuyên gia về Montessori, khẳng định, khi bạn muốn con học điều mới, bạn cần làm ví dụ. Làm bố mẹ không dễ, thậm chí rất khó vì bạn cần thay đổi, cải thiện bản thân khu nuôi dạy một đứa trẻ. Dưới đây là 18 kỹ năng sống mà bố mẹ nên trang bị cho con:
Học tự vệ cơ bản
Trong thế giới này, sự an toàn là vô cùng quan trọng và việc phát triển khả năng tự vệ không chỉ khiến trẻ cảm thấy độc lập hơn mà còn tự tin hơn. Tự vệ cơ bản là điều bắt buộc, không kể giới tính là con trai hay con gái.
Sơ cứu và tầm quan trọng của sức khỏe
Bố mẹ mẹ không thể luôn ở bên bé. Kỹ năng sơ cứu cơ bản là điều thiết mà bé cần được dạy và bố mẹ có thể giới thiệu một bộ dụng cụ sơ cứu và giải thích công dụng cho bé. Kỹ năng quan trọng khác là dạy béiết cách chăm sức khỏe của bản thân. Thay vì ép trẻ ăn rau, hãy nói về những rủi ro cho sức khỏe khi ăn đồ ăn vặt mọi thức và giải thích cách ăn lành mạnh theo cách mà trẻ có thể áp dụng cho bản thân.
Tự giải quyết việc riêng
Hãy để bé đối mặt với vấn đề riêng và nếu bé không được dạy về trách nhiệm cùng kỹ năng tự giải quyết vấn đề ngày hôm nay thì đó sẽ là vấn đề lớn của bé trong tương lai. Nhiều bố mẹ nỗ lực làm mọi thứ cho khiến bé không có cơ hội “nhúng tay” vào bất cứ điều gì. Bố mẹ có thể để bé tự cho quần áo vào túi đi học, tự để bát vào bồn rửa sau mỗi bữa ăn…
Học cách quản lý thời gian
Bố mẹ có thể dạy bé cách quản lý thời gian bằng cách nhận trách nhiệm về thời gian của bản thân. Bạn có thể mua cho bé một chiếc đồng hồ báo thức, hướng dẫn cách sử dụng để trẻ thức dậy đúng giờ đến trường thay vì bố mẹ đánh thức. Lập cho bé một bảng biểu theo dõi hoạt động, dán vừa tầm để bé có thể cùng bố mẹ theo dõi những gì cần phải làm và làm khi nào.
Kỹ năng ra quyết định
Giáo dục, sự nghiệp, bạn bè là 3 trong số rất nhiều quyết định quan trọng mà mỗi người cần đưa ra trong cuộc sống. Bố mẹ có thể bắt đầu bằng cách yêu cầu bé lựa chọn: mua bộ quần áo này hay bộ quần áo kia, ăn món này hay ăn món kia?…Bé sẽ hiểu hậu quả, kết quả sau mỗi quyết định. Vì thế, bố mẹ hãy hướng dẫn bé trong suốt quá trình, giúp trẻ cân nhắc những lợi thế và bất lợi trước khi bé đưa ra quyết định cuối cùng.
Học kiến thức cơ bản về quản lý tiền và ngân sách
Đây là một trong số những kỹ năng cơ bản bé nhất định phải học. Bố mẹ có thể đưa bé một số tiền tiêu vặt nhất định mỗi tuần hoặc hai tuần một lần để bé chi trả cho các nhu cầu của bản thân. Nếu bé muốn mua một món đồ đắt hơn một chút, hãy yêu cầu bé tiết kiệm tiền tiêu vặt để mua. Hoặc bố mẹ có thể giúp bé bằng cách nói với bé rằng, với mỗi khoản tiền bé tiết kiệm, bạn sẽ thêm một số tiền nhất định vào quỹ của bé để mua đồ bé muốn.
Điều này sẽ giúp bé phát triển kỹ năng hơn và hiểu khái niệm “mua sắm so sánh”. Bố mẹ nên giải thích tại sao đôi khi bố mẹ chọn các sản phẩm rẻ hơn. Khi bé muốn mua một món đồ khi đi cùng bố mẹ, hãy khuyến khích bé chọn một hoặc hai mặt hàng cùng loại.
Dạy bé về ngân sách sẽ giúp bé hình thành thói quen không lãng phí tiền và tôn trọng giá trị của đồng tiền.
Học cách mua sắm
Nếu được, bố mẹ hãy luôn cùng bé đi mua sắm hàng hóa. Hãy chỉ bé nơi sắp xếp của các đồ muốn mua, đưa cho bé chiếc giỏ và yêu cầu bé lấy một vài món đồ. Bố mẹ cũng có thể giao trách nhiệm cho bé mua một vài thứ mỗi tháng. Ví dụ đồ ăn nhẹ, nước trái cây… Sau khi bé lấy đồ xong, hãy dạy bé cách trả tiền. Điều quan trọng nhất là hãy dạy bé mua sắm thông minh.
Tham gia nấu ăn đơn giản
Bố mẹ có thể cho phép bé tham gia nấu ăn đơn giản như nhặt rau, vắt chanh, giã tỏi…Bạn cũng có thể nhờ bé nhào bột làm bánh trong khi bạn đang làm nhân.
Hiểu tầm quan trọng của bảo vệ môi trường
Thấm nhuần tầm quan trọng của môi trường ngay từ khi còn nhỏ sẽ dạy bé yêu thương hành tinh này hơn. Bố mẹ nên dạy bé tại sao giữ gìn môi trường là điều cần thiết bằng cách thay đổi lối sống nhỏ ở nhà. Hãy dạy bé vứt rác đúng nơi quy định, giúp bé gieo hạt và tưới cây…
Học cách tương tác với mọi người
Bố mẹ đều dạy bé về “sự nguy hiểm của người lạ” nhưng điều này không có ý nghĩa logic nào khi xem xét người họ hàng ở xa mà bé chưa biết tại một thời điểm nào đó. Thay vào đó, bố mẹ nên dạy bé làm chính xác những gì người lớn làm. Hãy dạy bé phân biệt người lạ tốt và người lạ xấu, cách tương tác với người lạ tốt. Hãy dạy bé cách kết bạn, làm thế nào để thân thiện với người tốt và cách nên tiếp xúc với những người này.
Nếu bố mẹ không dạy bé những điều này khi còn nhỏ, bé có thể không phát triển các kỹ năng xã hội tích cực.
Dọn dẹp đồ riêng và làm việc nhà
Hãy bắt đầu từ những yêu cầu nhỏ như giữ gìn phòng sạch sẽ, dọn giường và đảm bảo mọi thứ trẻ sở hữu đều ở đúng vị trí của nó. Sau đó, bố mẹ có thể yêu cầu bé cất bát vào bồn rửa sau mỗi bữa ăn. Bố mẹ cũng có thể yêu cầu bé lau bụi bàn mỗi ngày và yêu cầu vứt rác vào thùng.
Hiểu quy tắc bản khi đi ăn ngoài
Mỗi bécần biết những cách cư xử tại một nhà hàng và làm thế nào để gọi món. Bố mẹ hãy cho phép bé tự gọi món và quyết định bé muốn ăn gì. Ngoài ra, hãy dạy bé cách ăn bằng dao, nĩa, đũa…theo từng món ăn.
Học cách sử dụng bản đồ
Bố mẹ có thể bắt đầu bằng cách dạy bé theo các tuyến đường quanh nhà và kiểm tra điều này bằng cách yêu cầu bé dẫn bạn về nhà hoặc đến trường. Bạn có thể dạy bé cách đọc bản đồ, đồng thời dạy bé cách sử dụng GPS và làm theo hướng dẫn.
Hiểu quy tắc cơ bản về giao thông
Bố mẹ có thể hướng dẫn bé về cách sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, dạy bé cách mua vé xe buýt, những điều cơ bản khi đi xe buýt từ nhà đến trường. Đây là kỹ năng quan trọng mà bé cần cho sau này cũng như trong trường hợp khẩn cấp.
Nhìn vào các tình huống từ quan điểm của người khác
Khi bé nói với bố mẹ về một vấn đề mà bé đang gặp hoặc một vấn đề mà bé chứng kiến, hãy khuyến khích bé nhìn vào tình huống xảy ra dưới góc nhìn của người khác. Thậm chí bố mẹ nên giải thích các phản ứng cảm xúc của mọi người mỗi khi bạn có cơ hội. Hãy giải thích tại sao ai đó buồn hay tức giận. Điều này làm tăng khả năng giải quyết vấn đề và mức độ hiểu biết của bé về những người xung quanh rất nhiều.
Khả năng phục hồi và thích ứng
Môt kỹ năng quan trọng khác là dạy bé kiên cường. Bố mẹ không thể luôn ở bên bé để đưa ra giải pháp mọi lúc. Hãy trao quyền cho bé tự giải quyết vấn đề để chúng sẵn sàng đối mặt với những thách thức xuất hiện. Bé phải học khả năng phục hồi để thích nghi với những thay đổi khác nhau và môi trường khác nhau.
Khi bé lên sáu hoặc 7 tuổi, bé đã phát triển nền tảng cho tính cách. Các kỹ năng sống sẽ thực sự giúp tăng cường những đặc điểm tính cách cức cực của bé. Phát triển kỹ năng sống rất quan trọng để bé có ý tưởng ngắn gọn về những gì chúng muốn làm trong cuộc sống và ghi nhớ kiểu người bé muốn trở thành.
Bố mẹ hãy tập trung vào việc giáo dục con cái theo cách bé thấy vui vẻ và giải trí để bố mẹ có thể không phải lo lắng khi nói đến tư duy và kỹ năng của bé.